- Tổng hợp đặc trưng vật liệu và nghiên cứu tính chất điện hóa của một số điện ly keo sử dụng chế tạo ắc quy chì kín khí trên công nghệ gel
- Lối sống công nhân Việt Nam trong điều kiện công nghiệp hóa
- Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ và thiết kế chế tạo hệ thống máy giao dịch thanh toán linh hoạt đa năng
- Nghiên cứu đề xuất giải pháp duy trì và nâng cao các tiêu chí đối với các xã đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2013 - 2019 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
- Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong chăn nuôi lợn ngoại quy mô công nghiệp tại tỉnh Lào Cai
- Xây dựng tiêu chuẩn quốc gia năm 2013-2014 cho các sản phẩm hàng hóa chủ lực phục vụ nâng cao năng suất chất lượng
- Ứng dụng công thức lai giống giữa bò đực BBB và bò cái lai Zêbu để tạo con lai F2 nuôi thịt trên địa bàn huyện Hiệp Đức tỉnh Quảng Nam
- Nghiên cứu hiệu quả và tiềm năng phát triển các mô hình du lịch cộng đồng tại vùng đệm Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng
- Xây dựng mô hình dự báo phản ứng lâu dài của rừng ngập mặn đối với các thay đổi của điều kiện môi trường
- Nghiên cứu thiết kế và chế tạo hệ thống khuôn ép phun nhựa nhiệt dẻo kỹ thuật với kênh dẫn nóng có điều khiển
- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
000.00.16.G06-220601-0002
2022-99-0588/NS-KQNC
Nghiên cứu chọn tạo giống lúa ngắn ngày chất lượng cao năng suất cao phục vụ nội tiêu và xuất khẩu
Công ty cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed
UBND Tỉnh Thái Bình
Quốc gia
ThS. Trần Thị Tiệc
ThS. Nguyễn Thị Nhung, KS. Nguyễn Văn Thọ, TS. Khuất Hữu Trung, TS. Nguyễn Văn Hoan, KS. Nguyễn Thị Nguyệt, KS. Trần Mạnh Báo, KS. Trần Thị Duyên, KS. Nguyễn Trọng Căn, ThS. Đặng Cao Cường
Cây lương thực và cây thực phẩm
01/08/2016
01/12/2021
31/03/2022
2022-99-0588/NS-KQNC
13/06/2022
Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia
- Đã nghiên cửu và chọn tạo thành công 4 giống lúa thuần chất lượng, đã được công nhận lưu hành theo sổ Quyết định:
• Giống lúa Đông Al: Công nhận chính thức theo Quyết định số: 537/QĐ-BNN-TT ngày 07/02/2018 cho các tỉnh phía Bắc và Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. • Giống lúa TBR279: Công nhận chính thức theo Quyết định số: 309/QĐ-BNN-TT ngày 22/01/2019 cho các tỉnh phía Bắc và Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
• Giống lúa TBR89: Công nhận lưu hành theo Quyết định số: 108/QĐ-BNN-TT ngày 29/5/2020 cho các tỉnh phía Bắc và Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. • Giống lúa TBR87: Công nhận lưu hành theo Quyết định số: 423/QĐ-TT-CLT ngày 21/11/2023 cho các tỉnh Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên và Quyết định số: 324/QĐ-TT-CLT ngày 8/7/2024 cho các tỉnh Đồng bằng sông
Hồng.
- Sản phẩm khác như giống lúa TBR225 Kháng bạc lá được tạo ra bằng phương pháp lai Backcross và công nghệ chỉ thị phân tử quy tụ gen kháng bệnh bạc lá (Xa7) vào giống TBR225. Giống lúa TBR225 có gen Xa7 kháng bạc lá có thời gian sinh trưởng ngắn, chất lượng cao, năng suất cao đã được phát triển vào sản xuất. - Một số dòng lúa triển vọng thu được của đề tài (TBR125, TBR19, TBR28, TBR96, TBR392) ThaiBinh Seed đã tiến hành gửi khảo nghiệm quốc gia. Tại các vùng' khảo nghiệm các giống được đánh giá cao, dự kiến công nhận lưu hành trong năm 2025, 2026 để phát triển vào sản xuất đại trà.
Những giống lúa mới: Đông Al, TBR279, TBR89, TBR87 có năng suất và chất lượng cao, dễ thích ứng với nhiều vùng sinh thái và giá giống thương phẩm cao hơn giống khác nên được nhiều nông dân gieo trồng và sử dụng. Một ưong những giống lúa chất lượng đó được ThaiBinh Seed xây dựng thương hiệu gạo chất lượng như: Gạo Niêu Vàng, ... Sau khi được công nhận là giống lúa quốc gia, diện tích sản xuất của các giống lúa Đông Al, TBR279, TBR87 và TBR89 được mở rộng từ 8.000 - 10.000 ha/vụ. Với những ưu điểm như thời gian sinh trường ngắn, khả năng thích ứng rộng, chống chịu sâu bệnh hại tốt (chống chịu rầy nâu khá, nhiễm nhẹ bệnh đạo ôn), chất lượng gạo ngon, hạt gạo trắng, trong; cơm mềm, vị đậm, có mùi thơm; năng suất trung bình 6,0-6,5 tấn/ha. Nên 04 giống lúa mới Đông Al, TBR279, TBR87 và TBR89 được phát triển rộng rãi trong sản xuất đại trà ở nhiều địa phương như Hài Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Thanh Hóa, Bắc Ninh...tại một số tỉnh miền Trung và Tây Nguyên' (Gia Lai, Đăk Lăk) giống TBR279 được sản xuất tập trung với quy mô lớn thành vùng hàng hóa phục vụ cho cung ứng gạo sạch chất lượng mạng hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân sản xuất. - Đặc biệt giống lúa TBR225 có gen Xa7 Kháng bạc lá được nông dân các tỉnh phía Bắc, các tỉnh miền Trung, các tỉnh Tây Nguyên gieo hồng với diện tích hàng vụ là 70.000 - 80.000 ha/vụ. Giống cho năng suất cao, chất lượng gạo ngon, chống chịu sâu bệnh đặc biệt chống chịu tốt với bệnh bạc lá, nhiều địa phương đã chọn giống lúa TBR225 để xây dựng thương hiệu gạo, đặc biệt giống lúa TBR225 được mệnh danh là “giống lúa cho thương hiệu gạo
Việt”.
- Kết quả nghiên cứu của dự án góp phần cung cấp thêm nhiều thông tin, dữ liệu về nghiên cứu chọn tạo giống lúa, đặc biệt bằng công nghệ ứng dụng chỉ thị phân tử để chuyển gen kháng bệnh bạc lá và đạo ôn vào nền di truyền ưu tú nhằm cải tiến tỉnh kháng với các tác nhân gây bệnh chính cho các giống lúa chất lượng tại Việt Nam đã gợi mở và góp phần phát triển các giống lúa mới năng suất, chất lượng tốt, chống chịu sâu bệnh hại. - Nâng cao năng lực trình độ nghiên cứu Khoa học công nghệ cho đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật của ThaiBinh Seed. - Đối với lĩnh vực khoa học có liên quan: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới vào chọn tạo giống lúa và sản xuất đáp ứng được yêu cầu rất lớn của thị trường trong và ngoài nước. - Hướng tới sự tiến bộ trong kết hợp phương pháp truyền thống và công nghệ sinh học: sinh học phân tử và di truyền học và chọn giống để phát triển các giống lúa đạt chất lượng tốt năng suất cao cho các tỉnh Miền Bắc và Miền Trung. Phát triển các thông tin cần thiết để mang lại lợi ích cao nhất của các giống mới và sử dụng mạng lưới liên kết cho việc phổ biến hạt giống và kiến thức đến nhanh nông dân Việt Nam trong vùng trồng lúa của Miền Bắc và Miền Trung.
- Kết quả của đề tài sẽ đóng góp thêm vào cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc chọn tạo giống lúa bằng phương pháp chỉ thị phân tử để nâng cao hiệu quả trong chọn tạo giống
mới.
- Đề tài đã tạo ra các giống lúa năng suất, chất lượng và chống chịu với sâu bệnh và bất lợi ngoại cành sẽ làm giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật nên góp phần bảo vệ môi trường và tăng cường hiệu quà trong sản xuất lúa giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển nền nông nghiệp bền vững.
- Tạo được giống lúa phẩm chất cao, góp phần mở rộng diện tích lúa chất lượng, tăng thu nhập cho người trồng lúa và tăng giá trị của gạo Việt Nam trên thị trường thế giới. - Sự liên kết và trao đổi kiến thức mạnh mẽ hơn thông qua sự kết nổi, tổ chức các cuộc hội thảo, thảo luận đầu bờ.
- Cập nhật kiến thức và kinh nghiệm cùng với việc ứng dụng các kỹ thuật hiện đại trong lĩnh vực chọn giống vào việc chọn giống lúa chất lượng cao, ngắn ngày, năng suất, giống lúa thơm chất lượng cơm ngon, năng suất và thích nghi rộng. - Áp dụng quy trình canh tác giống lúa mới phù hợp, đàm bảo an toàn thực phẩm, sức khỏe con người và bảo vệ môi trường.
Nghiên cứu; Chọn tạo; Giống lúa ngắn ngày; Chất lượng cao; Năng suất cao; Phục vụ nội tiêu; Xuất khẩu
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Khoa học nông nghiệp,
Được ứng dụng giải quyết vấn đề thực tế,
Số lượng công bố trong nước: 0
Số lượng công bố quốc tế: 0
- Đông Al: Sổ văn bằng bảo hộ: 51.VN.2016 cấp lại ngày 08/01/2019.
- TBR279: số văn bằng bảo hộ: 35.VN.2018 cấp lại ngày 08/01/2019.
- TBR89: số văn bằng bảo hộ: 133.VN.2019 cấp ngày 30/9/2019.
- TBR87: số văn bằng bảo hộ: 34.VN.2020 cấp ngày 24/6/2020.
- Giống lúa giống TBR225 mới (có gen kháng bạc lá) có năng suất và chất lượng tốt hơn so với giống TBR225, ThaiBinh Seed đã nộp đơn bảo hộ giống mới với tên TBR225 có gen Xa7 kháng bạc lá.
Đào tạo 01 ThS