Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

KC.09/16-20

2021-02-515/KQNC

Nghiên cứu cơ sở khoa học định hướng sử dụng hợp lý đa dạng sinh học và nguồn lợi vùng biển Tây Nam Bộ

Viện nghiên cứu hải sản

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Quốc gia

TS. Nguyễn Khắc Bát

PGS. TS. Nguyễn Quang Hùng, TS. Vũ Việt Hà, ThS. Nguyễn Văn Hải, ThS. Trần Văn Cường, ThS. Đỗ Anh Duy, ThS. Nguyễn Văn Hiếu, TS. Nguyễn Văn Quân, PGS. TS. Nguyễn Xuân Huấn

Đa dạng sinh học

09/2017

11/2020

15/01/2021

2021-02-515/KQNC

25/03/2021

Kết quả nghiên cứu của đề tài đã cung cấp cơ sở khoa học (lý luận và thực tiễn) cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc nghiên cứu bổ sung, ban hành các quy định về khai thác, sử dụng hợp lý, thành lập khu bảo tồn, khu bảo vệ nguồn lợi hải sản, tài nguyên sinh vật vùng biển Tây Nam Bộ theo Luật Thủy sản 2017; Thông tư số 19/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018 hướng dẫn về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT về sửa đổi, bổ sung một số Thông tư trong lĩnh vực thủy sản. Góp phần phát triển bền vững ngành thủy sản theo định hướng chiến lược tại Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 11/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045. Kết quả nghiên cứu cơ sở khoa học, định hướng sử dụng hợp lý đa dạng sinh học và nguồn lợi vùng biển Tây Nam Bộ đã làm sáng tỏ: 1) Tính đa dạng sinh học, tài nguyên sinh vật tại vùng biển Tây Nam Bộ; 2) Ghi nhận tiềm năng nguồn lợi hải sản ở vùng biển Tây Nam Bộ rất lớn, đặc trưng là nhóm cá nổi nhỏ; 3) Có được số liệu về tổng sản lượng khai thác của các đội tàu tỉnh Cà Mau và Kiên Giang trong giai đoạn 2014-2019; 4) Xác định được mùa vụ, bãi đẻ, bãi giống các loài thủy sinh vật; 5) Đề xuất các khu bảo tồn đa dạng sinh học và nguồn lợi hải sản, để bảo vệ tính đa dạng sinh học, bảo vệ nguồn lợi hải sản và khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên sinh vật; 6) Định hướng quản lý nghề cá thương phẩm ở vùng biển Tây Nam Bộ theo tiếp cận hệ sinh thái; 7) Định hướng phát triển du lịch sinh thái, du lịch khám phá biển đảo, lặn khám phá hệ sinh thái rạn san hô và các loài sinh vật trong hệ sinh thái rạn san hô; 8) Xây dựng mô hình sử dụng hợp lý nguồn lợi cá cơm có sự tham gia quản lý của cộng đồng.
18775
Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang và Cà Mau đã sử dụng kết quả nghiên cứu để hoàn thiện hồ sơ trình các cấp có thẩm quyền ban hành, đề xuất thành lập một số khu vực bảo tồn và bảo vệ nguồn lợi hải sản như: Đề xuất thành lập 02 khu vực bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ nguồn lợi hải sản ở khu vực Mũi Cà Mau (diện tích khoảng 2.320 km2, bao trùm một phần khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau và ba khu vực cấm khai thác có thời hạn) và khu vực tam giác Rạch Giá - Hà Tiên - Phú Quốc (diện tích khoảng 4.800 km2, bao gồm một phần của khu vực dự trữ sinh quyển biển đảo Kiên Giang và bốn khu vực cấm khai thác có thời hạn). Đề xuất cơ chế chính sách phù hợp để quản lý hiệu quả các khu vực bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ nguồn lợi hải sản trong thực tiễn; Đề xuất thành lập mới khu bảo tồn biển quần đảo Nam Du. Đây là những khu vực có đa dạng sinh học cao, độ phủ của san hô tốt đồng thời nằm trong vùng bãi đẻ, bãi giống hải sản chính ở vùng biển Tây Nam Bộ. Xây dựng mô hình, tổ đội quản lý và sử dụng hợp lý nguồn lợi cá cơm có sự tham gia quản lý của cộng đồng tại huyện đảo Phú Quốc; góp phần trong công tác quản lý ngành thủy sản và trong công tác tuyên truyền tới bà con ngư dân trong vùng biển về tầm quan trọng của khai thác, sử dụng đi đôi với bảo vệ bền vững nguồn lợi sinh vật biển.

Đa dạng sinh học; Nguồn lợi hải sản; Khai thác; Tài nguyên sinh vật; Tây Nam Bộ

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Khoa học nông nghiệp,

Được ứng dụng để giải quyết vấn đề thực tế,

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

Không

01v Tiến sĩ; 02 Thạc sĩ