• Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

ĐTĐL.CN-04/16

2021-02-1076/KQNC

Nghiên cứu công nghệ phát hiện sớm nguy cơ sự cố đê sông đập đất đập đá đập bê tông trọng lực và đề xuất giải pháp xử lý

Trường Đại học Thủy lợi

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Quốc gia

PGS. TS. Nguyễn Cảnh Thái

GS. TS. Phạm Ngọc Quý; GS. TS. Nguyễn Chiến; ThS. Lương Thị Thanh Hương; PGS. TS. Lê Văn Hùng; TS. Nguyễn Công Thắng; GS. TS. Nguyễn Quốc Dũng; PGS. TS. Phùng Vĩnh An; ThS. Đinh Xuân Trọng; PGS. TS. Vũ Hoàng Hưng; TS. Vũ Minh Quang; TS. Trần Văn Toản; TS. Nguyễn Văn Nghĩa; TS. Nguyễn Lan Hương; TS. Bùi Quang Cường; ThS. Đỗ Viết Thắng; TS. Phạm Viết Ngọc; TS. Nguyễn Thái Hoàng; PGS. TS. Hồ Sỹ Tâm; PGS. TS. Nguyễn Cao Đơn; TS. Nguyễn Phương Dung; TS. Đinh Nhật Quang; TS. Lương Minh Chính; TS. Nguyễn Đức Nghĩa; ThS. Nguyễn Đình Dũng; ThS. Đỗ Thị Thùy Dung

Kỹ thuật thuỷ lợi

06/2016

06/2020

30/11/2020

2021-02-1076/KQNC

08/06/2021

Đề tài mang tính thực tiễn cao. Các công nghệ, kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần nâng cao an toàn đập, hệ thống đê ở Việt nam từ giai đoạn khảo sát thiết kế, quản lý vận hành và sửa chữa nâng cấp. Đặc biệt: - Các tổng kết về các tồn tại trong giai đoạn thiết kế và thi công các công trình lớn góp phần hoàn thiện các công nghệ thiết kế, quản lý thi công thông qua đó giảm thiểu sai sót nâng cao hiệu quả công trình. - Đánh giá an toàn của các đập thủy lợi, thủy điện lớn thông qua sử dụng, phân tích các số liệu quan trắc. Kết quả nghiên cứu đã được áp dụng để tính toán kiểm tra an toàn đập Sơn La, đập Định Bình, đập Cửa Đạt. Các thiết bị cảnh báo sớm được sử dụng để đánh giá khảo sát và phát hiện nguy cơ sự cố có thể xảy ra, đặc biệt đối với hàng nghìn hồ đập nhỏ bị xuống cấp, từ đó đề ra giải pháp xử lý kịp thời. - Việc xây dựng các tiêu chí đánh giá an toàn (đê, đập) giúp các cơ quan quản lý có thể sơ bộ đánh giá an toàn của của các công trình đê, đập (đặc biệt các đập vừa và nhỏ, các đoạn đê xung yếu có cống dưới đê) từ đó đề xuất giải pháp đảm bảo an toàn. - Các giải pháp xử lý, đảm bảo an toàn công trình (giải pháp tràn sự cố, xử lý chống thấm bằng tường hào bentonite, khoan phụt hai nút, sử dụng phụ gia Rovo, trồng cỏ chống xói, sử dụng bùn cát bồi lắng trong lòng hồ, thi công tháp cống theo hình thức bê tông ứng suất trước ...) đóng góp rất hiệu quả đặc biệt cho việc xử lý, sửa chữa, nâng cấp đảm bảo an toàn các công trình đất (đê, đập đất). - Các kết quả nghiên cứu đã được sử dụng xây dựng các bài giảng an toàn đập góp phần nâng cao năng lực quản lý các hồ đập của các cơ quan quản lý qua đó nâng cao vấn đề an toàn đập.
19337
- TCVN: Công trình Thủy Lợi - Tường hào Bentonite chống thấm nền: Yêu cầu thiết kế : đã xong dự thảo, đang xin ý kiến để ban hành. - TCVN: Công trình Thủy Lợi - Tường hào Bentonite chống thấm nền: Yêu cầu thi công và nghiệm thu đã xong dự thảo, đang xin ý kiến để ban hành. - TCVN: Đập hồ chứa – Đánh giá an toàn: đã được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đặt hàng; đang trong giai đoạn viết tiêu chuẩn. Đề tài cũng đã phát triển 1 nội dung nghiên cứu thành 1 đề tài cấp Bộ về Khoan phụt chống thấm 2 nút. Ngoài ra, các công nghệ tiên tiến đã được nghiên cứu trong đề tài cũng đã tiếp tục được phát triển và áp dụng trong thực tế: + Công nghệ đánh giá an toàn cửa van: được áp dụng đo ma sát và đánh giá an toàn cửa van tại Đập Đáy + Công nghệ đo điện đa cực phát hiện sớm nguy cơ sự cố: đã được áp dụng trong kiểm định đập La Bách – Phú Yên.

Công trình thủy lợi; Nguy cơ; Sự cố; Công nghệ phát hiện

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

Không

Không