Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

ĐTKHCN.CNKK.149/20

2023-52-1609/NS-KQNC

Nghiên cứu lựa chọn và áp dụng giải pháp kỹ thuật công nghệ đảm bảo an toàn giảm thiểu rủi ro và tận thu tài nguyên khi khai thác phần trữ lượng than ở các khu vực dưới moong lộ thiên vùng Hòn Gai - Cẩm Phả

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Quốc gia

TS. Vũ Trung Tiến

ThS. Trần Thị Hải Vân, TS. Đỗ Anh Sơn, TS. Phạm Đức Hưng, TS. Nguyễn Anh Tuấn, TS. Nguyễn Bách Thảo, ThS. Phạm Khánh Huy, TS. Kiều Duy Thông, TS. Đào Viết Đoàn, TS. Lê Tiến Dũng, TS. Vũ Thái Tiến Dũng, ThS. Nguyễn Văn Quang, TS. Nguyễn Duyên Phong, ThS. Phạm Văn Việt, ThS. Lê Minh Bằng, ThS. Phạm Thành Công, ThS. Đinh Trung Kiên, TS. Nguyễn Cao Khải, TS. Đào Văn Chi, TS. Bùi Mạnh Tùng, ThS. Nguyễn Hồng Cường, ThS. Trương Xuân Bình, TS. Nguyễn Phi Hùng, ThS. Lê Quang Phục, ThS. Đặng Phương Thảo, TS. Nguyễn Đình An, ThS. Lê Quí Thảo, ThS. Nguyễn Thị Phương Bắc, ThS. Nguyễn Thị Hải Yến, ThS. Trần Văn Được, ThS. Đinh Thị Thanh Nhàn, ThS. Lê Viết Tuấn, KS. Nguyễn Thị Tuyết Mai, ThS. Lê Thị Hải

Kỹ thuật cơ khí và chế tạo thiết bị khai khoáng

01/2020

03/2023

18/04/2023

2023-52-1609/NS-KQNC

15/11/2023

Cục Thông tin KH&CN Quốc Gia

+ Báo cáo tính toán được lượng nước chứa trong các moong lộ thiên và dự báo lượng nước có thể chảy vào khu vực khai thác (lò chợ) một số mỏ vùng Hòn Gai - Cẩm Phả Xác định được thể tích các moong lộ thiên ở một số mỏ vùng Hòn Gai – Cẩm Phả. Làm thí nghiệm về địa chất thủy văn xác định các thông số địa chất thủy văn của các lớp đất đá. Tính toán, dự báo lượng nước chảy vào mỏ hầm lò bằng phương pháp số cho 01 mỏ đặc trưng thuộc vùng Hòn Gai và vùng Cẩm Phả. Đề xuất giải pháp thoát nước tháo khô mỏ. + Hồ sơ tính toán, thiết kế xây dựng hệ thống trạm quan trắc địa chất thủy văn của khu vực các vỉa một số mỏ vùng Hòn Gai – Cẩm Phả. Giải pháp triển khai áp dụng tại mỏ bao gồm giải pháp kỹ thuật xây dựng và lắp đặt hệ thống quan trắc địa chất thủy văn tại các lỗ khoan nhằm quan trắc mực nước tại khu vực moong lộ thiên tại mỏ than Hà Lầm. Đây được đánh giá là điểm mới của đề tài, đồng thời là cơ sở để xem xét, triển khai áp dụng tại các mỏ khác có điều kiện địa chất tương tự tại vùng Hòn Gai-Cẩm Phả và vùng Quảng Ninh nói chung. Ngoài ra, đề tài cũng đã kế thừa và phân tích kết quả tính toán phương án khai thác đã áp dụng có hiệu quả và an toàn khai thác lò chợ vỉa 11, trên cơ sở luận giải khoa học để tính toán áp dụng cho điều kiện lò chợ vỉa 10 của mỏ than Hà Lầm. + Mô hình xác định chiều cao vùng sập đổ và vùng nứt nẻ trong quá trình khai thác tương ứng với chiều dài tiến theo phương của gương lò chợ. Xây dựng được mô hình mô phỏng bằng phương pháp số. Phân tích kết quả mô hình, xác định chiều cao vùng sập đổ và vùng nứt nẻ của đá vách với tốc độ dịch chuyển khác nhau của lò chợ vùng Hòn Gai và Cẩm Phả. Tổng hợp kết quả phân tích, xác định chiều cao vùng sập đổ và vùng nứt nẻ của đá vách ở lò chợ tại khu vực khai thác hầm lò dưới moong lộ thiên vùng Hòn Gai và Cẩm Phả. + Hệ thống các giải pháp kỹ thuật, công nghệ khai thác nhằm đảm bảo an toàn, ngăn ngừa rủi ro cho các lò chợ nằm dưới moong lộ thiên một số mỏ vùng Hòn Gai - Cẩm Phả. Căn cứ vào đặc điểm điều kiện địa chất-mỏ, đánh giá và khảo sát khu vực bãi thải của moong lộ thiên đã kết thúc khai thác (phần dưới là các vỉa, khu vực lò chợ khai thác) đề xuất các giải pháp kỹ thuật, công nghệ nhằm khai thác đảm bảo an toàn cho các lò chợ nằm dưới khu vực moong lộ thiên. Các giải pháp kỹ thuật đề xuất như: san lấp moong lộ thiên bằng đất đá thải; lắp đặt hệ thống bơm tháo khô moong lộ thiên; xây dựng và lắp đặt hệ thống trạm quan trắc địa chất thủy văn. Trong đó, nhóm đề tài triển khai giải pháp xây dựng và lắp đặt hệ thống quan trắc địa chất thủy văn, đây là cơ sở để tính toán và đánh giá lượng nước trong moong. Các giải pháp công nghệ như: tính toán kích thước trụ bảo vệ hợp lý; xác định vùng ảnh hưởng do khai thác lò chợ đến đáy moong; lựa chọn phương pháp điều khiển đá vách hợp lý… trong đó, nhóm tác giả đã xác định và tính toán vùng ảnh hưởng do khai thác lò chợ đến đáy moong, cũng như phương án khai thác cụ thể cho lò chợ tại mỏ than Hà Lầm.
23209
Đề tài là vấn đề mang ý nghĩa thực tiễn và giải quyết bài toán trong thực tế khai thác hầm lò tại các vỉa than nằm dưới khu vực moong lộ thiên của các mỏ vùng Hòn Gai – Cẩm Phả. Đề tài nghiên cứu giúp cho mỏ than Hà Lầm, Núi Béo, Hòn Gai, Mông Dương… định hướng trong việc lựa chọn giải pháp khai thác an toàn cho các vỉa và phần trữ lượng than nằm ở khu vực moong lộ thiên đã khai thác. Đồng thời, kết quả nghiên cứu của đề tài còn góp phần vào việc giảm tổn thất khai thác, tiết kiệm tài nguyên khi khai thác được lò chợ tại các khu vực dưới đáy hoặc rìa moong lộ thiên vùng Hòn Gai – Cẩm Phả. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu của đề tài cũng là tài liệu cơ sở để một số mỏ khác thuộc bể than Quảng Ninh có điều kiện tương tự có thể tham khảo, áp dụng và lựa chọn giải pháp khai thác một cách hợp lý.

Moong lộ thiên; Khai thác than; Công nghệ; Kỹ thuật; An toàn

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Khoa học kỹ thuật và công nghệ,

Được ứng dụng để giải quyết vấn đề thực tế,

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

Được chấp nhận đơn hợp lệ (theo Quyết định số 20023w/QĐ-SHTT ngày 13 tháng 04 năm 2023 về việc chấp nhận đơn hợp lệ của Cục trưởng Cục sở hữu trí tuệ, số đơn 1-2023-02294)

Sản phẩm đào tạo của đề tài: 02 thạc sĩ ngành Khai thác mỏ