Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

ĐT-2021-1701-ĐL

Phân vùng nguy cơ và lập bản đồ cảnh báo sạt lở đất đá do mưa ở tỉnh Khánh Hòa

Đài Khí tượng Thủy văn Khu vực Nam Trung Bộ

UBND Tỉnh Khánh Hòa

Tỉnh/ Thành phố

Nguyễn Anh Kiệt

- ThS. Trần Văn Hưng - KS. Vũ Đình Hưng - KS. Đỗ Thị Huệ - TS. Vũ Mạnh Hải - KS. Lê Thị Mỹ Dung - TS. Bùi Văn Chanh - KS. Nguyễn Thị Hiền - ThS. Phạm Xuân Thạch - KS. Đào Quang Luân

Khoa học tự nhiên

11/2021

04/2023

18/07/2023

Năm 2023, UBND thành phố ban hành các văn bản triển khai đến các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, phường trên địa bàn thành phố các biện pháp phòng tránh sạt lở đất, đá do mưa gây ra. Theo đó, UBND thành phố Nha Trang chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, phường thường xuyên rà soát, kiểm tra các điểm xung yếu có nguy cơ xảy ra sạt lở đất, đá do mưa, lũ gây ra; luôn sẵn sàng bố trí lực lượng chốt chặn, kiểm soát, hướng dẫn giao thông, cắm biển cảnh báo tại các khu vực nguy hiểm, nhất là các ngầm, cầu, tràn, khu vực các công trình có hố móng sâu, trũng thấp, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết… để đảm bảo an toàn giao thông, tính mạng con người khi có tình huống mưa lớn xảy ra. Đồng thời, ngày 28/8/2023, UBND thành phố Nha Trang đã ban hành Quyết định số 2044/QĐ-UBND về việc phê duyệt Phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai năm 2023 trên địa bàn thành phố Nha Trang; theo đó, hiện nay trên địa bàn thành phố Nha Trang có 130 điểm, khu vực xung yếu “cảnh báo” có khả năng xảy ra sạt lở đất, đá vào mùa mưa bão. Vì vậy, để giảm thiểu thấp nhất thiệt hại về con người và tài sản trong mùa mưa bão năm 2023 trên địa bàn thành phố, UBND thành phố đã chỉ đạo Phòng Quản lý đô thị và Ban Quản lý Dịch vụ công ích thành phố thành lập Tổ công tác tổ chức kiểm tra các vị trí, khu vực xung yếu có nguy cơ gây sạt lở đất, đá do mưa, lũ trên địa bàn thành phố.
Trong các đợt mưa lớn vừa qua, các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, phường trên địa bàn thành phố luôn chủ động triển khai kịp thời, hiệu quả các biện pháp phòng tránh và ứng phó. Thường xuyên kiểm tra các khu vực xung yếu, các khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở đất, đá…. để thực hiện sơ tán người dân đến nơi an toàn khi thiên tai xảy ra; chủ động bố trí lực lượng hướng dẫn, chốt chặn tại các vị trí xung yếu, các khu vực cầu, ngầm, tràn… khi có mưa lũ nhằm đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cho người dân.

bản đồ; sạt lở; đất, đá

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Khoa học tự nhiên,

Được ứng dụng để giải quyết vấn đề thực tế,

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

Không

Không