Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

KX.04.03/11-15

2016-62-555

Thực hành dân chủ trong điều kiện một Đảng duy nhất cầm quyền xây dựng Nhà nước pháp quyền phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế

Viện Triết học

Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam

Quốc gia

Nghiên cứu khoa học lý luận chính trị giai đoạn 2011-2015

PGS.TS. Phạm Văn Đức

TS. Nguyễn Đình Hòa, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hà, PGS.TS. Nguyễn Tài Đông, PGS.TS. Nguyễn Viết Thông, GS.TS. Dương Phú Hiệp, GS.TS. Nguyễn Văn Tài, TS. Trần Tuấn Phong, ThS. Đỗ Thị Kim Hoa, TS. Nguyễn Ngọc Toàn

Lý thuyết tổ chức; Hệ thống chính trị; Đảng chính trị

10/2012

09/2015

14/09/2015

2016-62-555

Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hành dân chủ; trong đó khẳng định dân chủ là một giá trị mang tính phổ biến, là khát vọng cháy bỏng và là mục tiêu đấu tranh của nhân loại. Hiện nay, có nhiều cách tiếp cận đối với khái niệm dân chủ: Thứ nhất, dân chủ là dân chủ chính trị. Đây là nội dung cốt lõi nhất và cũng là nội dung quan trọng nhất. Thứ hai, dân chủ là một hình thức của các tổ chức phi nhà nước, như các tổ chức chính trị - xã hội, nghề nghiệp. Thứ ba, dân chủ là một giá trị xã hội mang tính toàn nhân loại. Theo đó, cần có sự nghiên cứu tổng hợp từ các góc độ khác nhau về vấn đề dân chủ. Nói cách khác, để nhận thức ngày càng sâu sắc, đầy đủ và đúng đắn những nội dung của dân chủ, tạo cơ sở cho việc thực hành dân chủ và hiện thực hóa từng bước vững chắc mục tiêu dân chủ trong đời sống xã hội, cần có sự nghiên cứu mang tính liên ngành, đa ngành cả từ phương diện khoa học lẫn từ phương diện thực tiễn. Đề tài đã làm rõ được các khía cạnh dân chủ khác nhau trong quan niệm của Chủ nghĩa Mác - Lênin. Trong đó, hình thái nhà nước sử dụng chế độ chính trị dân chủ là căn bản nhất. Song, quyền dân chủ, nguyên tắc quản lý dân chủ, quan niệm và tư tưởng dân chủ, tác phong làm việc và phương pháp dân chủ đối với quá trình vận hành và thực hiện chế độ dân chủ cũng là những nội dung phát huy tác dụng quan trọng và không thể coi nhẹ. Do vậy, khi vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về dân chủ, cần phải hiểu dân chủ là quyền được tham gia rộng rãi của người dân; là cơ chế, hình thức tổ chức để thực hiện quyền tham gia ấy. Ngoài ra, đó còn là quyền bình đẳng, là sự bình đẳng giữa các chủ thể. Trên cơ sở các nội dung nghiên cứu, đề tài đã hướng đến các nội dung kiến nghị đối với Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc quán triệt và kiên trì cách tiếp cận khoa học, đúng đắn của chủ nghĩa Mác – Lênin, đặc biệt là tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và thực hành dân chủ. Nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ bao gồm: Dân là chủ và dân làm chủ; nói (lý luận về dân chủ) phải đi đôi với làm (thực hành dân chủ); thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ... Những tư tưởng đó của Hồ Chí Minh hết sức sâu sắc, có giá trị to lớn và trực tiếp đối với việc thực hành dân chủ trên tất cả các phương diện của đời sống xã hội ở nước ta hiện nay. Để phát huy giá trị, ý nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh về thực hành dân chủ, cần đẩy mạnh nghiên cứu và vận dụng một cách sáng tạo tư tưởng về thực hành dân chủ của Người vào thực tiễn cuộc sống.

12394

Không

Dân chủ; Đảng cộng sản; Nhà nước pháp quyền; Kinh tế thị trường; Xã hội chủ nghĩa; Hội nhập quốc tế

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Được ứng dụng giải quyết vấn đề thực tế,

Số lượng công bố trong nước: 22

Số lượng công bố quốc tế: 3

Không

Không