Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  15,617,855
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

21/2023/TTPTKH&CN

Ứng dụng công nghệ trong thiết kế và chế tác ngọc trai theo chuỗi giá trị gắn với phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên

Công ty TNHH Phát triển Nông nghiệp Thảo Vân

UBND Tỉnh Thái Nguyên

Tỉnh/ Thành phố

Trần Viết Vinh

ThS. Trần Viết Vinh; KS. Nguyễn Quang Hùng; KS. Đỗ Thị Thu Hằng; CN. Nguyễn Thị Hằng; Nguyễn Thị Mai; Nguyễn Văn Mười

Khoa học nông nghiệp

01/12/2020

01/06/2023

14/07/2023

21/2023/TTPTKH&CN

02/10/2023

Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ tỉnh Thái Nguyên

       + Công nghệ thiết kế, chế tác nhân cấy: Sản xuất 200.000 viên nhân cấy dạng tròn và 70.000 viên nhân cấy dạng tượng.

       + Xây dựng 2 mô hình nuôi trai nước ngọt cấy ghép 120.000 con trai mẹ; Sản phẩm ngọc trai dạng viên tròn thu được 64.909 viên; Ngọc trai dạng tượng là 34.911 viên.

      + Thiết kế và chế tác các sản phẩm ngọc trai: Sản phẩm chế tác từ ngọc trai gồm: (135 bộ dây chuyền dài 50 cm/dây 5 loại; 135 bộ dây chuyền dài 80 cm/dây 5 loại; 270 vòng đeo tay dài 25cm/ dây 5 loại; 270 chiếc nhẫn 5 loại; 270 đôi Bông tai 5 loại; 270 chiếc Ve áo 5 loại; 135 chiếc tượng ngọc trai)

TNN-2023-21

- Hiệu quả kinh tế của dự án đạt: 169.938.500 đồng.

- Hiệu quả xã hội của dự án: Kết quả triển khai dự án Ứng dụng công nghệ trong thiết kế và chế tác ngọc trai theo chuỗi giá trị gắn với phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên đã tạo ra bước đột phá trong sản xuất thuỷ sản trên địa bàn tỉnh. Khai thác hiệu quả lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh, thông qua dự án, việc chế tác ngọc trai theo chuỗi giá trị gắn với phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên và nghề nuôi trai nước ngọt lấy ngọc sẽ trở thành một hướng sản xuất có triển vọng, tạo ra hàng hóa có giá trị kinh tế cao trong tỉnh, có tính cạnh tranh cao trên thị trường trong nước góp phần tạo sinh kế, nâng cao thu nhập của người dân, xóa đói giảm nghèo. Ngoài giải quyết việc làm cho người dân, khai thác tiềm năng thủy sản còn góp phần quan trọng vào việc phát triển du lịch hồ Núi Cốc với định hướng trở thành trung tâm du lịch Quốc gia.

Ô nhiễm môi trường hiện nay đang là thách thức mang tính toàn cầu, các tổ chức quốc tế, các quốc gia đang rất coi trọng vấn đề môi trường, với nghề nuôi trai lấy ngọc thức ăn của trai là các loài sinh vật phù du, mùn bã hữu cơ, mỗi con trai được ví như một cái máy lọc nước tuần hoàn, do vậy việc phát triển nghề nuôi trai trên các hồ chứa, ao gia đình không những không làm ô nhiễm môi trường mà còn làm sạch môi trường nước.

Nghề nuôi trai lấy ngọc và chế tác ngọc trai không ảnh hưởng đến vấn đề ô nhiễm môi trường mà trái lại nó còn cải thiện rất tốt môi trường “khu vực nuôi” do đặc tính hút lọc nước (Si phông) để bắt mồi, thức ăn của trai là các loài khuê tảo chất cặn vụn hữu cơ trong nước ở một số nơi người ta lấy việc nuôi trai dưới đáy hồ nuôi để làm phương tiện lọc nước theo phương pháp lọc nước sinh học. Nuôi trai còn có tác dụng cải thiện rất tốt đối với môi trường nước có nhiễm các kim loại nặng.

Những cán bộ của doanh nghiệp, người dân được đào tạo, tập huấn trở thành những nhà khuyến nông tự nguyện, người lao động có tay nghề. Đây là nguồn lực quan trọng thúc đẩy sản xuất phát triển.

chế tác ngọc trai theo chuỗi, du lịch

Ứng dụng

Dự án KH&CN

Cấy ghép 120.000 con trai mẹ; Sản phẩm ngọc trai dạng viên tròn thu được 64.909 viên; Ngọc trai dạng tượng là 34.911 viên.

Thiết kế và chế tác các sản phẩm ngọc trai gồm: 135 bộ dây chuyền dài 50 cm/dây 5 loại; 135 bộ dây chuyền dài 80 cm/dây 5 loại; 270 vòng đeo tay dài 25cm/ dây 5 loại; 270 chiếc nhẫn 5 loại; 270 đôi Bông tai 5 loại; 270 chiếc Ve áo 5 loại; 135 chiếc tượng ngọc trai.

Xây dựng gian trưng bầy, khu chế tác, khu giới thiệu các sản phẩm và trải nghiệm các kỹ thuật với diện tích 120 m2 nhằm giới thiệu và quảng bá sản phẩm gắn với phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên.

169.938.500 đồng.