
- Nghiên cứu xác định chủng loại cây trồng tại khu vực xử lý rác tại thành phố Đà Nẵng
- Nghiên cứu sản xuất và ứng dụng chế phẩm vi sinh vật phục hồi sản xuất cây ăn quả trên đất bị nhiễm mặn tại tỉnh Bến Tre
- Lập phương án bảo vệ bảo tồn hệ sinh thái san hô Hòn Yến
- Nghiên cứu xây dựng mô hình can thiệp dự phòng bệnh sâu răng và nha chu ở học sinh 12 tuổi tại tỉnh Tiền Giang
- Hoàn thiện công nghệ sản xuất maltooligosaccharide giàu maltotriose sử dụng trong công nghiệp thực phẩm
- Tác động của tài chính toàn diện đến giảm nghèo đa chiều tại Việt Nam
- Nghiên cứu hoàn thiện quy trình tạo chế phẩm từ lá chay Bắc Bộ (Artocarpus tonkinensis Chev ex Gagnep) và tác dụng điều biến miễn dịch chống ung thư tủy xương cấp của chế phẩm và một số chất sạch tách được
- Áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào nuôi thương phẩm cá Nheo Mỹ Ictalurus punctatus (Rafinespue 1818) tại Thái Nguyên
- Sưu tầm, phiên dịch và nghiên cứu di sản Hán Nôm qua các sắc phong, bằng cấp, văn bia, văn tế, gia phả ở Phú Yên
- Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất beta-D-glucan và một số polysaccarit khác từ sinh khối nấm Linh chi và Hầu thủ



- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
02/GCNKHCN
Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình chế biến một số sản phẩm từ nấm Đông trùng hạ thảo được nuôi trồng tại tỉnh Phú Thọ
Trường cao đẳng công nghiệp thực phẩm
UBND Tỉnh Phú Thọ
Tỉnh/ Thành phố
ThS. Nguyễn Việt Phương
Trồng trọt
03/2021
01/2023
13/12/2022
02/GCNKHCN
13/01/2023
Trung tâm ứng dụng và Thông tin KHCN
Đã xây dựng và ứng dụng 03 quy trình công nghệ sản xuất Cao chiết, Trà hòa tan, Bia từ nấm Đông trùng hạ thảo được nuôi trồng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Các quy trình có thông số kỹ thuật ổn định, dễ dàng áp dụng tại các đơn vị nghiên cứu và sản xuất. Đã xây dựng được 03 mô hình chế biến sản phẩm tiện dụng từ đông trùng hạ thảo được nuôi trồng tại tỉnh Phú Thọ. Các mô hình phù hợp với các cơ sở áp dụng quy trình công nghệ. Sản phẩm của mô hình đảm bảo các chỉ tiêu chất lượng và An toàn thực phẩm. 01 mô hình sản xuất Cao chiết từ nấm Đông trùng hạ thảo với quy mô 50 m2; công suất 2 kg cao chiết/mẻ tại Viện Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc. 01 mô hình sản xuất Trà hòa tan từ nấm Đông trùng hạ thảo với quy mô 50 m2; công suất 1000 hộp trà hòa tan/mẻ, hộp 25 gói, 2 g/gói. 01 mô hình sản xuất bia Đông trùng hạ thảo với quy mô100 m2; công suất 1000 lít bia/mẻ tại trường Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm. Đã tổ chức 02 lớp tập huấn về Quy trình công nghệ sản xuất Cao chiết và Trà hòa tan từ nấm Đông trùng hạ thảo tại Bộ môn Công nghệ Sau thu hoạch, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc cho 50 người dân trên địa bàn tỉnh và tập huấn quy trình công nghệ sản xuất Bia Đông trùng hạ thảo tại Công ty cổ phần Bia, Rượu, Nước giải khát Viger cho 50 cán bộ, công nhân kỹ thuật của nhà máy. Các học viên nắm bắt được quy trình và bước đầu có thể vận hành trang thiết bị trong quá trình sản xuất.
Việc nghiên cứu thành công quy trình chế biến các sản phẩm từ nấm Đông trùng hạ thảo sẽ giúp người trồng nấm Đông trùng hạ thảo có định hướng phát triển thêm các sản phẩm chế biến có giá trị kinh tế và thúc đẩy mở rộng sản xuất. Góp phần tạo ra sản phẩm chất lượng cao phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của người dân, sản phẩm được sản xuất từ các nguồn nguyên liệu hữu cơ và tự nhiên nên rất an toàn với con người và không gây ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất. Đào tạo được đội ngũ cán bộ kỹ thuật nắm vững công nghệ, trực tiếp tổ chức sản xuất. Đã tạo thêm việc làm cho cán bộ, người lao động giúp tăng thêm thu nhập cho người lao động.
Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật; Xây dựng mô hình; hế biến một số sản phẩm từ nấm Đông trùng hạ thảo
Ứng dụng
Dự án KH&CN
Ứng dụng quy trình sản xuất Cao chiết và Trà hòa tan từ nấm Đông trùng hạ thảo: Bộ môn Công nghệ Sau thu hoạch, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc. Ứng dụng quy trình sản xuất bia Đông trùng hạ thảo: Trường Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm.
Các mô hình phù hợp với các cơ sở áp dụng quy trình công nghệ. Sản phẩm của mô hình đảm bảo các chỉ tiêu chất lượng và An toàn thực phẩm. Việc xây dựng các mô hình tại các đơn vị áp dụng đã tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, làm đa dạng hóa các sản phẩm chế biến từ nấm Đông trùng hạ thảo tạo ra nguồn sản phẩm mới góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ.