
- Tương tác của các cấu trúc nano trong tổ hợp nano đa chức năng ứng dụng trong Y-Sinh
- Nghiên cứu ảnh hưởng của mực nước biển dâng do biến đổi khí hậu toàn cầu đến xâm nhập mặn vùng cửa sông Thái Bình đoạn từ ngã ba sông Mới đến biển đề xuất giải pháp thích ứng phục vụ cấp nước ngọt cho hai huyện Tiên Lãng và Vĩnh Bảo
- Phát triển robot có cấu trúc lai nối tiếp - song song: Động lực học điều khiển và tối ưu hóa thiết kế
- TCVN …:2017 Chất lượng đất – Xác định tổng số muối tan – Phương pháp khối lượng
- Hoạt động phòng ngừa bạo lực học đường của Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh ở trường Trung học cơ sở
- Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học lâm sàng giá trị của các dấu ấn sinh học (biomarkers) trong tiên lượng bệnh sốt xuất huyết Dengue
- Nghiên cứu chế tạo pin nhiên liệu oxit rắn NiO+GDC/LDM/i-GDC/BSCF5582 và khảo sát khả năng hoạt động sử dụng khí CH4 làm nhiên liệu
- Nghiên cứu công nghệ sơ chế bảo quản dược liệu sau thu hoạch ở quy mô công nghiệp
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả các góc hỗ trợ và đồ dùng tự làm ở lớp 4
- Chủ nghĩa khu vực những vấn đề lý luận và thực tiễn



- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
03.8/2014-DA2
2019-60-1140/KQNC
Xây dựng mô hình điểm áp dụng Hệ thống quản lý năng lượng (ISO 50001) Hệ thống quản lý an toàn thông tin ISO 27000 Hệ thống quản lý tinh gọn Lean Duy trì Hiệu suất thiết bị tổng thể TPM và Chỉ số đánh giá hoạt động chính KPIs
Viện Năng suất Việt Nam
Bộ Khoa học và Công nghệ
Quốc gia
ThS. Nguyễn Thế Cường
ThS. Nguyễn Thế Cường; TS. Nguyễn Thu Hiền; ThS. Nguyễn Thanh Hải; CN. Trần Sỹ Quân; CN. Vũ Thị Thu Hà; KS. Hồ Vĩnh Lộc; KS. Tô Thị Hương; ThS. Nguyễn Lê Duy; ThS. Lê Minh Tuấn; ThS. Lê Công Để
Kinh doanh và quản lý
01/03/2015
01/08/2016
03/06/2018
2019-60-1140/KQNC
11/11/2019
Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia
Nhiệm vụ đã hướng dẫn áp dụng các hệ thống, công cụ tại 89 công ty điểm (21 doanh nghiệp áp dụng ISO 50001, 18 doanh nghiệp áp dụng ISO/IEC 27001, 10 doanh nghiệp áp dụng TPM, 25 doanh nghiệp áp dụng Lean, 15 doanh nghiệp áp dụng KPIs), từ đó xây dựng được cách thức, phương pháp áp dụng cho các doanh nghiệp Việt Nam, phục vụ cho định hướng và kế hoạch hỗ trợ các doanh nghiệp trong giai đoạn tiếp theo.
Kết quả áp dụng các công cụ nâng cao năng suất tại các doanh nghiệp tham gia nhiệm vụ đã tạo tiền đề thúc đẩy hoạt động nâng cao năng suất chất lượng tại các doanh nghiệp Việt Nam; Tạo sự thay đổi trong việc nhận thức về các phương pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Các hệ thống quản lý và công cụ này giúp nâng cao năng suất và chất lượng và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. Góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực và phát triển bền vững doanh nghiệp.
-Áp dụng hệ thống quản lý năng lượng ISO 5001 đã giúp các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sử dụng và tiêu thụ năng lượng thông qua việc nhận diện các khu vực sử dụng năng lượng đáng kể (SEU), thiết lập mục tiêu và thực hiện các giải pháp tiết kiệm năng lượng. Trong quá trình đưa ISO 50001 vào áp dụng, các công ty tham gia điểm đều đã được kiểm toán năng lượng nội bộ, qua đó xác định được các khu vực sử dụng năng lượng đáng kể.
- Áp dụng hệ thống quản lý an toàn thông tin ISO/IEC 27001: Các doanh nghiệp đã được hỗ trợ hướng dẫn có được nhận thức chung về rủi ro và yêu cầu về xây dựng, áp dụng và duy trì một hệ thống quản lý an toàn thông tin. Rủi ro có thể gặp phải đối với tài sản thông tin của doanh nghiệp là khá đa dạng. Cần tiếp tục xây dựng hướng dẫn cụ thể hay áp dụng các công cụ thích hợp để xác định đúng những rủi ro đối với tài sản thông tin cần xử lý và lựa chọn phương án xử lý thích hợp đối với từng loại rủi ro gặp phải.
- Áp dụng TPM: Các doanh nghiệp ở giai đoạn ban đầu đã thí điểm tại một số khu vực, lựa chọn máy móc để làm điểm, từ đó nhân rộng ra các khu vực khác và toàn bộ công ty. Các công ty bắt đầu áp dựng TPM từ các trụ cột cơ bản. Sau thời gian áp dụng thành thạo và có kết quả, các doanh nghiệp tiếp tục áp dụng các trụ cột khác
- Áp dụng Lean: Các tổ chức, doanh nghiệp tham gia nhiệm vụ đã có các kết quả rõ rết về tăng năng suất, giảm thiết lãng phí, rút ngắn thời gian xử lý công việc, giảm sai lỗi và chia sẻ kinh nghiệm tại các hội nghị/hội thảo
- Áp dụng KPI: Thông qua hệ thống KPIs, chiến lược công ty có thể chuyển thành các mục tiêu quản lý và chương trình hành động cụ thể cho từng bộ phận, từng nhân viên; Đo lường được sự đóng góp cụ thể của từng cá nhân, bộ phận trong thành quả hoạt động của toàn công ty; tạo được cơ chế khen thưởng và công nhận thành tích đến từng cá nhân, bộ phận.
Năng lượng; Thông tin; quản lý; An toàn; Doanh nghiệp; Năng suất; Chất lượng; Cạnh tranh
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Khoa học xã hội,
Số lượng công bố trong nước: 0
Số lượng công bố quốc tế: 0
không
không