
- Nghiên cứu chế tạo vật liệu màng sợi nano chitosan/polyethylen oxit ứng dụng làm màng lọc hấp phụ ion kim loại nặng
- Sản xuất thử nghiệm con lai giữa gà VCN/BT-Z15 với gà Lương Phượng
- Tuyên truyền phổ biến kiến thức về năng suất chất lượng trên truyền hình năm 2018
- Ứng xử cơ học của một số vật liệu không đồng nhất & kết cấu đàn dẻo
- Các giải pháp tài chính nhằm xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ
- Tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp bảo hộ quản trị tài sản trí tuệ ở trong và ngoài nước
- Tạo lập quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể Phú Thịnh cho sản phẩm chè xanh của làng nghề chè xanh an toàn Phú Thịnh thị xã Phú Thọ tỉnh Phú Thọ
- Nghiên cứu tính toán thiết kế buồng hút bể hút để cải tạo và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống các trạm bơm vừa và lớn
- Xây dựng mô hình khoa học công nghệ sản xuất và tiêu thụ lúa đặc sản cao cấp ST19 và ST 20 tại huyện Ngã Năm (nay là thị xã Ngã Năm) tỉnh Sóc Trăng
- Xây dựng mô hình trồng rau thủy canh phục vụ đào tạo nghề và chuyển giao kỹ thuật cho đoàn viên thanh niên trên địa bàn tỉnh



- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
ĐTKH.14/2017
66/2020/TTPTKH&CN
Bảo tồn và phát triển giống chè giống Trung du nhằm giữ gìn và phát triển chỉ dẫn địa lý Tân Cương cho sản phẩm chè của Thái Nguyên
Trung tâm Phát triển KH&CN tỉnh Thái Nguyên
UBND Tỉnh Thái Nguyên
Tỉnh/ Thành phố
Vũ Đức Hải
Vũ Đức Hải; Triệu Thị Huệ; Nguyễn Mạnh Cường; Chu Thị Ngọc Dung
Cây lương thực và cây thực phẩm
01/09/2017
01/09/2020
25/09/2020
66/2020/TTPTKH&CN
01/12/2020
Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ tỉnh Thái Nguyên
- Điều tra tuyển chọn cây chè Trung du đầu dòng, ưu tú.
- Xây dựng mô hình nhân giống chè trung du (6 vạn bầu).
- Xây dựng mô hình trồng mới (3 ha).
- Xây dựng mô hình thâm canh cải tạo (7 ha).
- Đào tạo tập huấn (168 lượt người).
- Từ những cây chè Trung du đầu dòng, ưu tú đã được chứng nhận: Hiện nay đang được các hộ dân bảo tồn, chăm sóc, duy trì, phát triển để nhân giống hằng năm.
- Đối với mô hình trồng mới chè trung du (3ha): Đến nay mô hình sinh trưởng, phát triển tốt và ổn định; mô hình vườn chè tiếp tục phát triển, bắt đầu cho năng suất, chất lượng đáp ứng yêu cầu đầu ra sản phẩm chè cho thị trường.
- Đối với mô hình thâm canh, cải tạo (7 ha): Đến nay phát triển tốt và năng suất tăng dần theo từng lứa hái và mô hình tăng từ 3-5% so với mô hình trước khi được cải tạo. Cây chè có tán rộng hơn, mật độ búp tăng, lá chè dày và bóng hơn, đặc biệt mô hình chè từ khi được cải tạo các lứa hái đều đảm bảo năng suất kể cả trong vụ đông, thông thường như trước đây mô hình chưa được cải tạo thì các lứa chè từ tháng 11 trở đi bắt đầu giảm năng suất. Về chất lượng chè được tăng lên đáng kể cả về chè búp tươi và búp khô như chè búp tươi có lá dày, xanh đậm, láng bóng, chè búp khô có ngoại hình khá, cánh chè đều và đẹp, hương thơm, vị đậm, ngọt hậu; giá bán được tăng lên đáng kể; hiệu quả kinh tế tăng từ 15-20% so với sản xuất chè thông thường ngoài mô hình.
- Kết quả của dự án cho thấy: Qua tuyển chon cây chè Trung du ưu tú, đã lựa chọn được các cây đầu dòng, đây là nguồn Gen quý để giúp cho việc bảo tồn, phát triển giống chè giống chè Trung du, là cơ sở cho việc duy trì và phát triển chỉ dẫn địa lý “Tân Cương” sau này.
- Thông qua dự án đã giúp cho người dân vùng chè Tân Cương nhận thức được sự cần thiết phải phát triển, bảo tồn cây chè Trung du, mở rộng diện tích chè Trung du để bảo vệ, gìn giữ chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm chè “Tân Cương”. Bên cạnh đó, cũng giúp tỉnh đẩy mạnh xây dựng, xúc tiến thương mại, tiêu thụ chè. Nhờ đó đến nay sản xuất chè của tỉnh đang phát triển theo hướng bền vững hiệu quả, các sản phẩm chè đã được khẳng định trên thị trường trong nước và quốc tế, đẩy mạnh du lịch sinh thái, nâng cao thu nhập cho các hộ dân sản xuất chè.
- Chè trung du sau khi được đầu tư cải tạo, năng suất chè búp khô tăng lên 5kg/sào/lứa; giá bán chè cũng tăng từ 150 lên 200 nghìn đồng/kg (tăng 15-20%).
- Giống chè Trung được đánh giá là phù hợp với vùng đất và khí hậu của Thái Nguyên, là giống bản địa nên có khả năng chống chịu tốt với một số loại sâu bệnh, đặc biệt là có khả năng chịu hạn, chịu nóng. Để đảm bảo tính ổn định của sản xuất, trong cơ cấu giống chè nên duy trình tỷ lệ nhất định giống chè Trung du chọn lọc (khoảng 30% diện tích giống chè Trung du: 70% diện tích giống chè mới), đặc biệt trong điều kiện khí hậu biến đổi thất thường, nguy cơ nóng hạn cục bộ dễ xảy ra. Do vậy, chắc chắn từ 10 ha giống chè Trung du chọn lọc của dự án sẽ có hiệu quả nhân rộng cao.
Chè trung du;Thái Nguyên; cây đầu dòng; cây ưu tú
Ứng dụng
Dự án KH&CN
- Đã lựa chọn được cây đầu dòng, vườn cây ưu tú từ đó bảo tồn và phát triển giống chè trung du tại vùng chè Tân Cương, nhằm giữ gìn và phát triển chỉ dẫn địa lý Tân Cương cho sản phẩm chè. Từ đó duy trì và phát triển thương hiệu “Chè Tân Cương” trên thị trường trong nước và quốc tế, nâng cao chất lượng, sản lượng giúp cho người sản suất tăng thu nhập.
- Trong quá trình triển khai Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ đã bổ sung hoàn thiện 3 quy trình kỹ phù hợp với điều kiện tỉnh Thái Nguyên, đến nay các quy trình kỹ thuật được bà con nông dân áp dụng, vận dụng triển khai trong thực tiễn sản xuất. Cụ thể:
(1) Quy trình công nghệ nhân giống vô tính chè Trung du
(2) Quy trình công nghệ trồng, chăm sóc chè Trung du
(3) Quy trình công nghệ thâm canh chè Trung du
+ Đối với 3 ha chè giống Trung du được tuyển chọn, từ năm thứ 3 đã cung cấp khoảng 3 tấn hom/ha tương đương khoảng 3,9 triệu hom cung cấp giống cho khoảng 190ha.
+ Đối với 7ha chè cải tạo thâm canh, theo hạch toán, chè trung du sau khi được đầu tư cải tạo, năng suất chè búp khô tăng lên 5kg/sào/lứa; giá bán chè cho dù không tăng nhưng sản lượng tăng 15-20%, do đó thu nhập của các hộ dân tăng lên.