- Nghiên cứu ảnh hưởng của giọt noãn bào chất đơn tinh lên sự hoạt hóa trứng và sự phát triển của phôi
- Nghiên cứu chế tạo nanobiosensor xác định dư lượng chất tăng trọng clenbuterol trong vật nuôi và sản phẩm chăn nuôi trên cơ sở hiệu ứng truyền năng lượng cộng hưởng huỳnh quang
- Nghiên cứu quy trình sản xuất thực phẩm chức năng giàu hoạt chất alkyl glyxeryl ete từ nội tạng động vật thủy sản
- Xây dựng Nhãn hiệu chứng nhận Ngựa Bắc Hà cho sản phẩm ngựa của huyện Bắc Hà
- Chương trình Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ giai đoạn 2012-2020 và tầm nhìn 2030
- Nghiên cứu các nhân tố thúc đẩy và kìm hãm hành vi mua thịt hữu cơ của người tiêu dùng Việt Nam
- Nghiên cứu đề xuất giải pháp thúc đẩy chuyển đổi hình thức tổ chức và phương thức hoạt động của Hợp tác xã để thực hiện hiệu quả Luật HTX năm 2012
- Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nuôi thâm canh cá Tầm Siberi (Acipenser baerii) thương phẩm bằng lồng trên sông nhằm nâng cao giá trị và hiệu quả kinh tế trong nuôi trồng thủy sản của tỉnh
- Nghiên cứu nâng cao khả năng cơ động cho đại đội pháo phòng không 37mm-2N phục vụ bắn trong hành quân
- Ảnh hưởng yếu tố kích thước đến khả năng kháng cắt của dầm bê tông cốt thép gia cường tấm sợi polymer
- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
KX.04.25/11-25
2015-30-633
Hội nhập quốc tế và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam
Học viện ngoại giao
Bộ Ngoại giao
Quốc gia
ThS. Bùi Thanh Sơn
TS. Đặng Đình Quý, TS. Hoàng Anh Tuấn, TS. Nguyễn Nam Dương, TS. Tô Minh Thu, TS. Khổng Thị Bình, PGS.TS. Nguyễn Hồng Quân, PGS.TS. Nguyễn Mạnh Quân
Hành chính công và quản lý hành chính
09/2012
04/2015
12/06/2015
2015-30-633
Sau khi nhận được báo cáo kết quả nghiên cứu của đề tài "Hội nhập quốc tế và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam", mã số KX.04.25/11-15, Học viện Ngoại giao, Bộ Ngoại giao đã tổ chức nghiên cứu, phổ biến kết quả đến một số tổ chức, cá nhân có liên quan để đưa vào ứng dụng thực tiễn. Cụ thể: Giúp cho các cơ quan hoạch định chính sách của Trung ương Đảng và Chính phủ (Hội đồng Lý luận Trung ương/các Tiểu ban xây dựng Văn kiện Đại hội XII. Ban Đối ngoại Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo), các ban ngành chức năng của các tỉnh thành trong cả nước (Sở Ngoại vụ và Sở Kế hoạch - Đầu tư Hà Nội, Sở Kế hoạch - Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành khác) có các căn cứ cả về lý luận và thực tiễn trong việc đề ra phương hướng, chính sách, biện pháp thúc đẩy hội nhập quốc tế. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của đề tài cũng góp phần quan trọng xây dựng và phát triển các khoa học nghiên cứu về hội nhập quốc tế và chính sách đối ngoại; các chuyên đề đào tạo sau đại học thuộc các chuyên ngành Chính trị học, Quốc tế học, Quan hệ quốc tế tại các cơ sở đào tạo: Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, Học viện Ngoại giao (Bộ Ngoại giao), Viện Quan hệ quốc tế về quốc phòng (Bộ Quốc phòng), Học viện Quốc tế (Bộ Công an), một số viện nghiên cứu… Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu của đề tài cũng được đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành, xuất bản sách chuyên khảo. Việc xã hội hóa kết quả nghiên cứu này sẽ làm cho xã hội hiểu nhiều hơn về bối cảnh thế giới, khu vực và chiến lược đối ngoại của Việt Nam, trên cơ sở đó đóng góp trí tuệ cho sự nghiệp đổi mới của đất nước ương thời kỳ mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.
Hiệu quả kinh tế: Các kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần quan trọng cung cấp cứ liệu khoa học để xây dựng chính sách đối ngoại, đặc biệt đầy mạnh công tác hội nhập quốc tế và công tác đối ngoại đa phương của đất nước những năm tiếp theo trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước hướng tới “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Hiệu quả xã hội: Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần quan trọng cung cấp luận cứ khoa học cho việc xây dựng chiến lược hội nhập quốc tế, đưa ra các tư vấn chính sách đặc biệt là trong quan hệ với các đối tác và tham gia của ta vào các tổ chức; đề xuất những kiến nghị nhằm thực hiện hội nhập quốc tế một cách chủ động, tích cực và hiệu quả. Đề tài góp phần hoàn thiện thêm quan điểm của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực đối ngoại, cung cấp những luận cứ khoa học và thực tiễn trực tiếp phục vụ triển khai Nghị quyết Đại hội XI của Đảng. Ý nghĩa đối với phát triển lĩnh vực khoa học có liên quan: Đề tài góp phần quan trọng xây dựng và phát triển các khoa học nghiên cứu về hội nhập quốc tế và chính sách đối ngoại lại các viện nghiên cứu và các khoa chuyên ngành Quan hệ quốc tế tại các trường đại học, học viện.
Hội nhập quốc tế; Thực trạng; Kinh nghiệm; Định hướng
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Khoa học xã hội,
Phục vụ xây dựng Chỉ thị số 25-CT/TW ngày 8/8/2018 về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030.
Số lượng công bố trong nước: 12
Số lượng công bố quốc tế: 4
Không
Góp phần đào tạo 04 Tiến sỹ và 18 Thạc sỹ.