- Chính sách tiền tệ mở rộng và quyết định tài chính của doanh nghiệp tại một thị trường mới nổi
- Đánh giá tiềm lực khoa học và công nghệ tỉnh Đắk Lắk
- Khai thác và phát triển nguồn gen quýt Tràng Định - Lạng Sơn và bưởi Luận Văn - Thanh Hóa
- Nghiên cứu thực tiễn để xây dựng Bộ tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ thực hiện Luật tiếp cận thông tin tại cơ sở và Bộ tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ hòa giải các vụ việc bạo lực gia đình tại cơ sở
- Tính toán chỉ số tăng trưởng toàn diện cho Việt Nam phục vụ xây dựng mục tiêu tăng trưởng bền vững
- Nghiên cứu đề xuất giải pháp nhằm ổn định sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân trên đất lâm nghiệp ở Tây Nguyên
- Nghiên cứu ứng dụng smoke liquid trong điều trị ngoại ký sinh trên cá Tra giống (Pangasianodon hypophthalmus)
- Nghiên cứu thiết kế chế tạo hệ thống quan trắc lưu lượng dòng chảy và lượng mưa hỗ trợ điều tiết an toàn hệ thống hồ chứa nước sông Đà
- Nghiên cứu lai tạo dê sữa F1 (Saanen × Bách Thảo) và xây dựng mô hình chăn nuôi dê sữa khu vực Thành phố Hồ Chí Minh
- Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ Học viện Chính trị khu vực III
- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
2023-54-0291/NS-KQNC
Phát triển và thử nghiệm chế phẩm thực khuẩn thể để thay thế kháng sinh trong phòng bệnh xuất huyết ở cá tra
Trường Đại học Bách khoa
Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh
Quốc gia
PGS. TS. Hoàng Anh Hoàng
TS. Hoàng Mỹ Dung, PGS. TS. Lê Phi Nga, PGS. TS. Đặng Thị Hoàng Oanh, TS. Phan Thị Huyền, ThS. Trần Thị Thanh Xuân
Bệnh học thuỷ sản
09/2019
08/2022
2023-54-0291/NS-KQNC
Hiệu quả của liệu pháp thực khuẩn thể phòng bệnh xuất huyết trên cá tra ở quy mô pilot của nghiên cứu này sẽ làm tiền đề quan trọng cho việc chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp sản xuất chế phẩm thủy sản. Đề tài làm tiền đề để nhóm thực hiện tiếp nghiên cứu ở quy mô ao nuôi (đề tài VinIF, mã số: VINIF.2023.DA156).
Đây là nghiên cứu đầu tiên đưa ra quy trình công nghệ sản xuất chế phẩm thực khuẩn thế từ nguồn nguyên liệu mật rỉ đường và bảo quản ở nhiệt độ phòng. Như phân tích ở trên, công nghệ này sẽ góp phần quan trọng trong việc phát triến liệu pháp thực khuẩn thế định hướng thay thế kháng sinh trong phòng bệnh cá tra và thủy sản tại Việt Nam. Công nghệ này được lan tỏa sẽ góp phần tăng kim ngạch xuất khấu ngành thủy sản, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường. Hiệu quả của liệu pháp thực khuẩn thế phòng bệnh xuất huyết trên cá tra ở quy mô pilot của nghiên cứu này sẽ làm tiền đề quan trọng cho việc chuyên giao công nghệ cho các doanh nghiệp sản xuất chế phẩm thủy sản. Đây là công bố đầu tiên về thông tin genome của thực khuẩn thể xâm nhiễm vi khuân gây bệnh trên cá tra (Pangasianodon hypophthalmus). Trên thế giới đã có một sổ công bo genome của thực khuẩn thể xâm nhiễm vi khuẩn A.hydrophila (Carrias et al., 2011;Yasuike et al., 2014). Tuy nhiên, những chủng vi khuẩn này đều gây bệnh trên những loại cá khác (không phải cá tra) và tại những vị trí địa lý khác với Việt Nam. Rất nhiều công bố chỉ ra rằng thông tin genome của các thực khuẩn thể xâm nhiễm cùng loài vi khuẩn từ các vị trí địa lý khác nhau là rất khác nhau (Carrias et al., 2011; Shen et al., 2012; Yasuike et al., 2014; Murphy et al., 2016). Trình tự genome thực khuẩn thê được phân tích không chỉ có ý nghĩa khoa học khi cung cấp thông tin về cấu trúc các gene, nhóm protein mã hóa, phân loại thực khuẩn, so sánh với các dòng thực khuẩn đã biết trên thế giới (Wang và cs, 2016), mà còn cho biết các đặc tính xâm nhiễm của thực khuân đối với vi khuẩn chủ (Marco và cs, 2017). Từ đó giúp cho việc định hướng sử dụng liệu pháp thực khuẩn thể một cách đúng đắn (có hiệu quả, giảm thiểu những rủi ro có thể có).
Chế phẩm trực khuẩn; Trình tự gen; Cá tra; Bệnh xuất huyết; Aeromonas hydrophila
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Khoa học nông nghiệp,
làm cơ sở đề xuất nghiên cứu ở quy mô lớn hơn
Số lượng công bố trong nước: 1
Số lượng công bố quốc tế: 2
Đơn đăng ký sáng chế số 1-2022-03097
2 học viên cao học được đào tạo dựa trên việc thực hiện nghiên cứu đề tài.